Mẹ cần làm gì khi bé bị hăm da
Một ngày, da bé xuất hiện vết hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng, rồi tình trạng tổn thương da nặng hơn mỗi ngày. Vùng da bị hăm nổi mẩn đỏ, lở loét, sưng tấy có mủ gây ngứa ngáy và đau đớn cho bé. Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi, mỗi khi mẹ thay tã hay lau cho bé mà lỡ chạm nhẹ vùng da ấy, bé lại khó chịu và quấy khóc. Mẹ cần làm gì khi bé bị hăm da?
Giữ cho da bé khô thoáng và sạch sẽ
Đây là cách tốt nhất để vết hăm da không bị nặng hơn, lan ra diện rộng. Giữ cho vết hăm được khô và sạch bề mặt da sẽ giúp cho da sớm lành trở lại. Sau khi tắm rửa cho bé, mẹ cần thấm khô và cho bé mặc quần áo rộng rãi. Quần áo của bé nên sử dụng chất liệu cotton, mềm và thấm hút tốt.
Dung dịch pha tắm dành riêng cho bé
Vì da bé nhạy cảm và dễ bị kích ứng, mẹ không nên cho bé dùng chung sữa tắm, xà bông của người lớn. Thậm chí, với bé bị hăm da, các dung dịch tắm rửa dành chung cho lứa tuổi của bé, mức độ chất tẩy rửa cũng vượt quá khả năng chịu đựng của vùng da bị tổn thương. Bởi vậy, mẹ cần cho bé sử dụng dung dịch pha tắm dành cho bé bị hăm da. Vì dung dịch này ngoài việc làm sạch da bé như tắm rửa thông thường, còn có khả năng kháng khuẩn và chữa lành cho vùng da bị tổn thương.
Chế độ ăn của bé
Với các trường hợp bé bị nổi rôm sảy do nhiệt, dẫn đến viêm loét và hăm da. Mẹ cần điều chỉnh các thức ăn trong chế độ ăn của bé. Cho bé ăn các món có tính mát, hạn chế thức ăn có tính nóng. Với các bé còn bú sữa mẹ, thì mẹ có thể điều chỉnh bằng chính chế độ ăn của mẹ. Thành phần thức ăn có tính mát sẽ giúp thanh nhiệt cho cơ thể bé, nhờ đó mà bé đỡ bị nổi rôm sảy, lở loét.
Lưu ý khi sử dụng lá tắm
Thường thì, khi bé bị hăm da, mẹ sẽ được nghe mọi người chỉ bày cách sử dụng các loại lá có tính sát khuẩn và làm mát để tắm cho bé như lá chè xanh, khổ qua (mướp đắng), lá sài đất,… Các loại lá được sử dụng và lưu truyền trong dân gian về tính mát, làm sạch rôm sảy, hăm da, lở loét cho trẻ có nhiều phần đúng. Nhưng mẹ cần lưu ý về sự kích ứng da ở trẻ và độ đậm đặc nước lá tắm cho bé. Mẹ nên thử xem bé có bị dị ứng với loại nước tắm không bằng cách rửa một vùng nhỏ trong cánh tay của bé và để sau một giờ, nếu thấy an toàn mới cho bé sử dụng. Làn da của bé rất mỏng manh, vì vậy, nên pha loãng các dung dịch nước tắm cho bé, kể cả là nước từ lá tự nhiên.
>>> Trẻ bị rôm sảy trên mặt
Xoa dịu sự khó chịu cho bé
Khi bé bị hăm da, lở loét hay nổi rôm sảy, hẳn là bé rất ngứa ngáy, khó chịu. Cảm giác này kéo dài khiến bé bị stress, quấy khóc. Bởi thế, mẹ cần xoa dịu sự khó chịu cho bé. Điều này rất quan trọng bên cạnh việc làm lành chính vùng da bị tổn thương, vì nếu bé quá khó chịu, bé có thể dùng tay cào cấu khiến vùng da tổn thương hơn.
Mẹ cần đảm bảo bé luôn được cảm giác mát mẻ. Mẹ có thể dùng tay thoa nhẹ nhàng lên da bé, để làm giảm sự ngứa ngáy cho bé. Sự chuyện trò, đùa vui của mẹ hay các trò chơi mới, sẽ khiến cho bé có những mối quan tâm khác để quên đi chỗ da bị tổn thương này.
Cát Linh
